LIÊN KẾT BU LÔNG TRONG KẾT CẤU THÉP NHÀ XƯỞNG

Liên kết bu lông là thành phần không thể thiếu trong thiết kế và thi công nhà thép. Nó được sử dụng để lắp ráp, liên kết, ghép nối các chi tiết thành hệ thống khối, khung giàn. Bu lông làm việc dựa trên nguyên lý ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc (êcu) để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau. Cùng Tôn An Thái tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Cấu tạo chung của Bu lông liên kết

cau-tao-bu-long

Một liên kết bu lông trong kết cấu thép hoàn chỉnh thường gồm có 4 chi tiết là: Thân bu lông,  Mũ bu lông, Đai ốc (Êcu, tán), Vòng đệm.

  • Thân bu lông

Là đoạn thép có tiết diện hình tròn, đường kính được kí hiệu là d, kích thước từ 12÷48 mm. Thường sử dụng nhất là trong khoảng d = 20÷30 mm. Trường hợp đặc biệt với bu lông neo, đường kính có thể lên tới 100mm.

Đường kính trong phần bị ren được ký hiệu là do (do = 0,85d). Đối với bu lông tiện ren lửng (DIN 931): Chiều dài của phần ren kí hiệu là lo (lo ≈ 2,5d). Chiều dài của phần không tiện ren phải nhỏ hơn bề dày của tập bản thép khi lắp liên kết bu lông xuyên qua từ 2÷3mm.

Đối với bulong tiện ren suốt (DIN 933): Chiều dài của phần ren chính là chiều dài bu lông, được kí hiệu là l, có kích thước từ 35 ÷ 300 mm.

  • Mũ bu lông

Mũ bu lông thường sử dụng có hình lục giác có các góc được mài vát. Đường kính hình tròn ngoại tiếp của mũ bu lông được kí hiệu là D (D = 1,7d). Bề dày của mũ bulong được kí hiệu là h (h = 0,6d). Đường kính hình tròn nội tiếp của mũ bu lông kí hiệu là S, thường là số chẵn: S = 12, 14, 16, 18, …

  • Đai ốc (Ê cu)

Ê cu cũng thường có hình dạng lục giác được khoan lỗ và tiện ren giống như ren của phần thân (bước ren giống nhau). Bề dày của đai ốc: h ≥ 0,6d. 

  • Vòng đệm

Vòng đệm có hình tròn để phân phối áp lực của êcu lên mặt kết cấu thép cơ bản. Các bạn có thể thấy rằng: Các kích thước lo, do, D và h đều quy định theo đường kính thân bu lông d; nếu d càng lớn thì yêu cầu các kích thước đó cũng càng lớn.

2. Phân loại bu lông liên kết thường gặp.

Tùy vào mục đích sử dụng, yêu cầu liên kết, yêu cầu về cường độ và độ bền… bu lông có thể chia ra làm nhiều loại khác nhau.

2.1. Phân loại bu lông liên kết theo vật liệu chế tạo

  • Bu lông được chế tạo từ thép cacbon, thép hợp kim: Được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Loại này có ưu điểm rẻ, dễ gia công chế tạo. Nhược điểm là độ bền trong môi trường không cao, dễ han gỉ.
  • Bu lông được chế tạo từ thép không gỉ ( INOX). Đây là loại bu lông có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường. Các loại Inox thường dùng là INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L.

phan-loai-bu-long

2.2. Phân loại theo đặc tính chống ăn mòn

Vì bu lông được dùng để liên kết các cấu kiện lại với nhau, nên đảm bảo độ bền của bu lông chống lại sự ăn mòn, han gỉ của thời tiết là rất quan trọng. Một chi phí không nhỏ trong ngành chế tạo bu lông là tìm ra các giải pháp để bảo vệ bu lông chống lại sự phá hủy của thời tiết và môi trường.

2.3. Phân loại theo phương pháp chế tạo và yêu cầu chính xác khi gia công

  • Bu lông thô
  • Bu lông nửa tinh
  • Bu lông tinh

2.4. Phân loại theo chức năng làm việc

Dựa trên mục đích sử dụng thì bu lông được chia thành 2 loại chính: Bu lông liên kết và bu lông neo.

  • Bu lông liên kết là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết cột, kèo, dầm, xà gồ với nhau. Các bu lông thường được sử dụng là M12 đến M22.
  • Bu lông neo: Được sử dụng để liên kết hệ kết cấu bên trên với hệ kết cấu móng bê tông cốt thép. Bu lông neo được đặt sẵn vào trong móng trước khi đổ bê tông. Bu lông neo thường dùng các loại đường kính M22 trở lên.

2.5. Phân loại theo cường độ chịu lực của bu lông (cấp độ bền)

Tùy vào yêu cầu khả năng chịu lực mà người ta sản xuất nhiều loại bu lông với các khả năng chịu lực khác nhau. Ví dụ cấp bền 4.6; cấp bền 5.8; cấp bền 6.5; cấp bền 8.8; cấp bền 10.9

3. Cách bố trí bu lông liên kết trong kết cấu thép nhà xưởng

  • Nếu bố trí các bulong có khoảng cách gần quá, bản thép liên kết dễ bị xé đứt (phá hoại do ép mặt).
  • Nếu bố trí các bulong có khoảng cách xa quá, tốn vật liệu, liên kết không chặt chẽ, dễ bị gỉ, phần bản thép giữa 2 bulong không đảm bảo ổn định khi chịu nén.
  • Nên bố trí bulông có khoảng cách nhỏ nhất để tiết kiệm vật liệu, liên kết gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo đủ chịu lực

4. Thông tin liên hệ

nha-thep-tien-che

Trên đây là những thông tin mà Tôn An Thái tổng hợp giúp bạn về liên kết bu lông trong kết cấu thép nhà xưởng. Chúng tôi hi vọng bài viết trên đã cung cấp được cho bạn những thông tin thật sự bổ ích. Nếu bạn đang tìm kiếm nhà thầu thi công kết cấu thép, nhà thép tiền chế uy tín để đảm nhiệm việc thiết kế và thi công nhà xưởng của mình thì còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ ngay cho Tôn An Thái, với kinh nghiệm trên 10 năm cùng phương châm đem đến giá trị thật cho khách hàng, chúng tôi tự tin thực hiện công trình của bạn với chất lượng hoàn mỹ nhất.

  • Địa chỉ: QL13, KP3, P Hưng Long, TX. Chơn Thành, T. Bình Phước
  • Hotline: 0968 174545
  • Website: www.tonanthai.com
  • Facebook: TÔN AN THÁI
  • Zalo: Công ty Tôn An Thái (zalo.me/1109116233957356800)

Điểm: 5 (12 votes)

Bài viết liên quan