Và các thương hiệu thép xây dựng khác theo yêu cầu của Quý khách hàng.
THÉP XÂY DỰNG được phân thành 2 loại chính là: THÉP CUỘN và THÉP THANH VẰN (thép cây), phải đảm bảo yêu cầu về giới hạn chảy, độ bền tức thời, độ dãn dài và được xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội.
Thép xây dựng được sử dụng phổ biến trong xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, nhà xưởng, hạ tầng giao thông, thủy điện, nhiệt điện…
THÉP CUỘN LÀ GÌ? ————————————————
- THÉP CUỘN là thép có dạng dây, được cuộn tròn lại với nhau, bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân, có đường kính từ: Ø6mm đến Ø14mm (thông dụng nhất là Ø6 và Ø8).
- Thép được cung cấp ở dạng cuộn, trọng lượng khoảng từ 700kg/cuộn đến 2.000kg/cuộn.
THÉP THANH VẰN LÀ GÌ? ————————————
- THÉP THANH VẰN hay còn gọi là thép cây có dạng thanh, mặt ngoài có gân, đường kính từ Ø10mm đến Ø40mm (thông dụng nhất là Ø10 đến Ø22), có chiều dài 11,7m/thanh.
- Xuất xưởng dạng bó, khối lượng bình quân từ 1.500 kg/bó đến 3.000 kg/bó.
MÁC THÉP LÀ GÌ? VÀ CÁCH ĐỌC KÝ HIỆU MÁC THÉP
Để có thể lựa chọn loại thép xây dựng phù hợp nhất với từng kết cấu công trình thì chúng ta phải lựa chọn dựa theo mác thép.
Mác thép là thuật ngữ chuyên ngành thể hiện cho độ chịu lực của thép. Nó cho biết khả năng chịu lực lớn hay nhỏ của sản phẩm thép đó, hiểu một cách đơn giản là con số càng lớn thì khả năng chịu lực của thép càng lớn.
Ký hiệu mác thép gắn với “Tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng” của thép. Có nhiều tiêu chuẩn mà nhà sản xuất áp dụng để sản xuất như: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS, Tiêu chuẩn Mỹ ASTM … Mỗi tiêu chuẩn sẽ có một ký hiệu khác nhau.
CÁC MÁC THÉP CUỘN THƯỜNG SỬ DỤNG
1. MÁC THÉP BCT34, BCT38 sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765 – 75.
Chữ CT là chữ viết tắt Thép cacbon thông thường. Chỉ số đứng sau chỉ giới hạn bền tối thiểu khi kéo tính bằng kg/mm2. Theo TCVN 1765 – 75: Thép được chia làm 3 phân nhóm A,B,C.
- Nhóm A – đảm bảo tính chất cơ học. Kí hiệu nhóm này là CTxx. Với xx là số phía sau. Bỏ chữ A ở đầu mác thép. Ví dụ: CT38, CT38n, CT38s là 3 mác có cùng σ > 38kg/mm2 hay 380MPa. Ứng với 3 mức khử ôxi khác nhau. Đó là lặng,bán lặng và sôi tương đương với CT38, CT38n, CT38s.
- Nhóm B – đảm bảo thành phần hóa học.
- Nhóm C – đảm bảo tính chất cơ học và thành phần hóa học.
2. MÁC THÉP CB240T, CB300T sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-1 (2018).
Tương tự các mác thép CB, chữ T cuối cùng là ký hiệu viết tắt của thép trơn.
LỰA CHỌN MÁC THÉP NÀO CHO PHÙ HỢP?
Cũng tùy vào quy mô và mức độ của công trình mà ta sẽ lựa chọn loại mác thép phù hợp. Nhưng với quy mô làm các công trình nhà phố, dân dụng thì chúng tôi đúc kết được một số kinh nghiệm như sau:
- Với nhà <7 tầng: Chỉ cần sử dụng mác thép có cường độ thấp là CB300 hoặc SD295, GR40.
- Với nhà >7 tầng: Thì nên dùng mác thép có cường độ cao hơn là CB400 hoặc SD390.
CÁC MÁC THÉP THANH VẰN THƯỜNG SỬ DỤNG
1. MÁC THÉP SD 295A, SD 390, SD 490 sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3112 (2010).sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765 – 75.
S viết tắt của Steel (nghĩa là thép). Chữ D viết tắt của Deformed (nghĩa là có gờ, gân). Nên SD là ký hiệu cho thép thanh vằn. Con số đằng sau thể hiện cường độ của thép (giới hạn chảy của thép).
VD: SD295 – Thép có cường độ 295N/mm2. Nghĩa là nếu một thanh thép có diện tích mặt cắt ngang là 1mm2 thì nó có khả năng chịu được một lực kéo hoặc nén là 295N (29,5 kg).
Cây thép đường kính 12mm => diện tích mặt cắt ngang là 113,04mm2. Nếu chúng ta mang cây thép này đi kéo thì nó sẽ chịu được một lực kéo tối đa là 33.346,8N (3.334,8 kg).
2. MÁC THÉP CB300V, CB400V, CB500V sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-2 (2008).
C viết tắt của chữ Cấp, B viết tắt của chữ Bền. Vậy CB là Cấp độ Bền. Ba chữ số tiếp theo thể hiện giá trị qui định của giới hạn chảy của thép tương tự như Mác thép SD. Chữ V cuối cùng là ký hiệu viết tắt của thép thanh vằn.
Tương tự các mác thép CB, chữ T cuối cùng là ký hiệu viết tắt của thép trơn.
3. MÁC THÉP GR40, GR60 sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM A 615M (16).
GR là viết tắt của Grade (loại). Chữ số đằng sau thể hiện cường độ chịu lực của thép.
VD: GR40 có nghĩa là thép có cường độ 40.000 pound/inch2 (lực pound trên một inch vuông, viết tắt PSI), 1 PSI ~ 6895 N/m2
--> 40.000 PSI ~ 275,8 N/mm2
Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TÔN AN THÁI
- Địa chỉ: QL13, KP3, P. Hưng Long, TX.Chơn Thành, T. Bình Phước
- Hotline: 0968.17.45.45 – 0271.3667.983
- Website: www.tonanthai.com
- Facebook: TÔN AN THÁI (www.facebook.com/anthaisteel)
- Zalo: Công ty Tôn An Thái (zalo.me/1109116233957356800)